Đăng nhập
0

Lớp tráng phủ trong ống kính có tác dụng gì?

Ngày đăng: 28/08/2021Lượt xem: 444

Ngay cả đối với nhiều nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay những nhiếp ảnh nghiệp dư cũng không thể hiểu hết tác dụng của các chi tiết trong kết cấu của một máy ảnh.

1. Tìm hiểu về lớp tráng phủ trong ống kính

Một phần ánh sáng khi đi tới thấu kính sẽ bị phản xạ và bật ra ngoài ở mặt trước của thấu kính, một phần sẽ đi vào trong thấu kính và tiếp tục sẽ bị phản xạ ngược lại tại mặt sau thấu kính, phần còn lại dẫn truyền đi qua thấu kính để đến được cảm biến hay mặt phim.

Ví dụ:

Một ống kính (lens) có 5 thấu kính thì bề mặt phản xạ sẽ có 10. Một bề mặt thấu kính sẽ để thất thoát trung bình khoảng 4% nếu chưa được tráng phủ. Đối với 10 bề mặt phản xạ thì lượng ánh sáng đi tới phim chỉ còn lại 66%. Hơn nữa, phản xạ gây ra các hiện tượng như bóng ma và đốm lóa, lóe sáng,… làm bức ảnh giảm độ bão hòa màu, độ tương phản và khiến bức ảnh trở nên kém thẩm mỹ.

Ánh sáng khi đi qua thấu kính đều lần lượt bị phản xạ ở cả hai bề mặt của thấu kính. Hãng Carl Zeiss – hãng sản xuất thấu kính tiên phong trong công nghệ tạo lớp tráng phủ thấu kính. Vào năm 1935 Carl Zeiss đã sử dụng kí hiệu T*- thông số này cho biết ống kính có độ truyền dẫn ánh sáng cực cao và khả năng chống phản xạ nhờ vào các lớp tráng phủ trong ống kính.

Tới năm 1970, hãng máy ảnh nổi tiếng Nikon cho ra mắt giới thiệu ống kính Nikkor 35mm f/1.4 đây là lens được sử dụng nhiều lớp tráng phủ lên cả 2 bề mặt của thấu kính.

Hiện nay, phần lớn các thấu kính đều được tráng phủ, ngoại trừ các máy có giá thành thấp hoặc sử dụng một lần rồi bỏ.

Công nghệ tráng phủ là vấn đề rất quan trọng tạo nên chất lượng quang học của ống kính.

2. Tác dụng của Lớp tráng phủ trong ống kính

2.1 Tăng khả năng phản xạ

Ánh sáng phản xạ xảy ra ở mặt phẳng là ranh giới giữa 2 môi trường có độ chiết suất khác nhau. Cường độ ánh sáng phản xạ phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản là hấp thụ của thấu kính và khả năng dẫn truyền. Hai yếu tố cơ bản này liên quan đến bề dày, độ nhẵn bóng, thiết diện hình học, cấu trúc phân tử, độ chiết suất và dẫn xuất của thấu kính.

Khi ống kính được sử dụng nhiều lớp tráng phủ khác nhau thì khả năng phản xạ sẽ tăng lên. Hai yếu tố ảnh hưởng đến cường độ phản xạ là hấp thụ và sự dẫn truyền. Có 2 hiện tượng phản xạ là phản xạ ở thấu kính ngoài cùng làm xuất hiện ảnh ảo của đốm lóe sáng và phản xạ bên trong ống kính làm xuất hiện nhiều quầng sáng khi tia sáng mạnh phản chiếu từ các thấu kính thành phần.

2.2. Giảm đốm lóe (flare)  và bóng ma trên bề mặt

Đốm lóe là hiện tượng phản xạ khuếch tán khi thấu kính ngoài cùng xuất hiện  flare trên bề mặt. Hiện tượng này xảy ra nguồn sáng mạnh không phân cực và chiếu tạt ngang bề mặt của thấu kính ngoài cùng. Khi thấu kính được phủ nhiều Lớp tráng phủ trong ống kính sẽ làm giảm hiện tượng đốm lóe do giảm hạn chế phản xạ ánh sáng.

Hiện tượng bóng ma xảy ra trên bề mặt của thấu kính là do ảnh ảo của phản chiếu gương. Do khả năng dẫn truyền của thấu kính kém. Khả năng dẫn truyền của thấu kính là 0% trong trường hợp kính thủy tráng bạc phía sau thì mức độ phản xạ gương là 100% và ngược lại.

2.3 Phản xạ bên trong ống kính

Ngoài vấm đề gây tổn thất ánh sáng do phản xạ thì hiện tượng phản xạ bên trong ống kính còn làm ảnh xuất hiện những bóng ma. Tác nhân gây phản xạ nội ánh sáng chính là cảm biến và phim. Do đó, việc tráng phủ phải áp dụng cho tất cả các bề mặt của thấu kính ngay cả bề mặt cuối cùng.

Nguồn tin: ongnhom.vn

 

BÀI VIẾT KHÁC

Ý Tưởng Sáng Tạo Không Ngừng Nghỉ Với Góc Chụp Thấp 26/08/2021 463

26/08/2021 463

Ý Tưởng Sáng Tạo Không Ngừng Nghỉ Với Góc Chụp Thấp

Vignetting là gì? 01/09/2021 935

01/09/2021 935

Vignetting là gì?

So sánh máy ảnh không gương lật 31/08/2021 516

31/08/2021 516

So sánh máy ảnh không gương lật