Đăng nhập
0

“SỬA MÁY ẢNH VÀ MỘT SỐ CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP Ở MÁY ẢNH”

Ngày đăng: 25/08/2021Lượt xem: 566

Ngoài những nguyên nhân chủ đạo do và đập mạnh, đánh rơi xuống nền, rơi vào nước mà còn rất nhiều nguyên nhân khách đến từ việc bảo quản máy ảnh của bạn không đúng cách. Nào hãy cùng Suamayanh24 đến với bài viết “SỬA MÁY ẢNH VÀ MỘT SỐ CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP Ở MÁY ẢNH”!

Sửa máy ảnh

Phần lớn tất cả người dùng khi mua máy ảnh đều không nghĩ đến việc cần trang bị một vài thiết bị bảo quản máy ảnh hoặc ống kính của mình chống lại các tác động hư hại đến từ môi trường. Việt Nam mình là điển hình cho nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm. Nếu bạn không chú trọng việc bảo quản chiếc máy ảnh của mình thì sẽ nhận được những hậu quả không đáng có.

Sau một thời gian không bảo quản máy có thể xảy ra hiện tượng ông kính bắt đầu bị mốc ảnh hưởng lớn đến chất lượng ảnh. Nặng hơn nữa nếu để tình trạng này kéo ra mà không vệ sinh ngay. Nấm mốc sẽ tấn công đến bo mạch khiến các linh kiện chập cháy. Máy sẽ ngừng hoạt động hoặc hư hỏn nặng. Vừa mất thời gian đi lại vừa mất chi phí phải trả cho việc thiếu quan tâm đến chiếc máy ảnh của mình.

 

Lời khuyên cho bạn: Sử dụng máy nên nhẹ nhàng, khi không dùng tới cất vào túi đựng máy để ở nơi khô rao. Thường xuyên đem máy ra kiểm tra, tháo pin và để vào đó một túi chống ẩm. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về chiếc máy ảnh của mình được bảo quản một cách tốt nhất.

Một số căn bệnh thươn thấy ở máy ảnh:

  1. Hỏng màn hình ( Bị chấm đen, nhiễu, hiển thị một phần ) thường là do va đập, tì mạnh dẫn tới nứt lỏng cáp hoặc chập main.
  2. Hỏng nguồn ( Pin mới mua lắp vào máy không hoạt động ) thường do Main nguồn chập. Do người dùng thiếu cẩn thận để máy rơi vào nước không lau sấy khô bật lại gât chập nguồn, có thể do tiếp xúc với cực pin. Hoặc sử dụng pin sạc không đúng tiêu chuẩn hoặc két nối với các thiết bị nguồn điện không ổn định.
  3. Ống kính kẹt thường do sử dụng Zoom quá nhiều. Lí do: đứt dây cáp điện, va đập mạnh, bánh răng mòn, chạm phải nút nguồn để máy trong túi ống kính không ra được dẫn đến lỗi Lens.
  4. Ổ thẻ hỏng ( không nhận điện được thẻ, không căm được thẻ) thương do lấy thẻ không đúng cách hoặc cắm ngược thẻ.
  5. Hỏng đèn Flashm khi cọn chế độ bật đèn mà không đánh sáng trước dẫn đến thiếu sáng cho bức ảnh. Thường là do đèn sử dụng lâu đứt tóc mối hàn, chập, lỗi Main hoặc bị kẹt với những máy sử dụng đèn ngáp
  6. Hỏng cảm biến CMOS, COD được xem là bộ phận quan trọng nhất của máy. Thường do hết hạn sử dụng, sử dụng máy chụp ở điều kiện có cường độ ánh sáng quá mạnh như lúc mặt trời giữa trưa, ánh sáng hàn điện hoặc phơi sáng quá lâu
  7. Hỏng cửa điều sáng nhìn từ ngoài vào trong lá khẩu độ luôn đóng. Thương do va đập mạnh rơi, đứt dây điều khiển role hoặc sử dụng bảo quản không đúng cách.

Mong rằng sau bài viết này các bạn sẽ quan tâm đến chiếc máy ảnh của mình nhiều hơn nhé. Tránh tình trạng máy hư hỏng phải đi sửa máy ảnh, vừa mất thời gian lẫn tiền bạc.

 
 

BÀI VIẾT KHÁC

Không nên thổi bụi để làm sạch ống kính máy ảnh 28/08/2021 559

28/08/2021 559

Không nên thổi bụi để làm sạch ống kính máy ảnh

Ý Tưởng Sáng Tạo Không Ngừng Nghỉ Với Góc Chụp Thấp 26/08/2021 470

26/08/2021 470

Ý Tưởng Sáng Tạo Không Ngừng Nghỉ Với Góc Chụp Thấp

CÁCH SỬ DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN KHẨU ĐỘ MÁY ẢNH HIỆU QUẢ(P2) 27/08/2021 464

27/08/2021 464

CÁCH SỬ DỤNG CHẾ ĐỘ ƯU TIÊN KHẨU ĐỘ MÁY ẢNH HIỆU QUẢ(P2)