Ống kính được coi là “nhãn tự” của máy ảnh, vì vậy nó vô cùng quan trọng. Trong quá trình tác nghiệp mà gặp phải những vấn đề không mong muốn đối với “em yêu” của mình thì khó chịu. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ cách khắc phục các bệnh thường gặp của lens, không quá nặng nhưng chỉ cần một thao tác sai sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn rất nhiều.
1. Hiện tượng ảnh bị méo theo hướng thẳng đứng.
Nếu bạn muốn chụp một bức ảnh có chiều sâu tạo vẻ sâu hút cho bức ảnh thì chắc chắn bạn sẽ phải leo lên tầng cao của một tòa chung cư nào đó. Nhưng bạn không thể nào có thể đứng ra giữa không trung để chụp được. Hoặc dung Flycam thì tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không hề hài lòng với bức ảnh đấy một chút nào. Nhưng nếu nghiêng ống kính sẽ làm méo mó vẻ tráng lệ của cảnh, sẽ khiến cho hướng thẳng đứng của tòa nhà dồn về phía trên cùng của khung ảnh.
Giải pháp: theo tôi thì bạn hãy sử dụng loại ống kính trượt cao cấp, nhưng tôi khuyên là bạn nên thuê nó thay vì mua vì giá khá đắt. Loại ống kính này sẽ giúp bức ảnh của bạn có được độ cao phía trên sâu hơn trước.
2. Hiện tượng nhiễu xạ thấu kính.
Ngay cả khi có tay nghề cao và máy móc hiện đại thì các bức ảnh vẫn có thể chưa làm hài lòng bạn bởi vì dưới con mắt của chuyên gia nhiếp ảnh để đánh giá được một bức ảnh hoàn hảo là điều khó không tưởng. Một hiện tượng thường xảy ra là các bức ảnh mất các chi tiết quan trọng. Khi bạn sử dụng độ mở nhỏ để đạt được độ sâu ảnh sẽ mở đi đôi chút.
Giải pháp: bạn hãy tránh sử dụng độ mở nhỏ nhất của thấu kính: f/22 hay f/29. Hãy học tập các phó nháy chuyên nghiệp là hãy đặt thông số này là f/16.
3. Màu sắc Ống kính không chuẩn
Khi phóng to ảnh, quan sát ở các đối tượng cây cối hoặc tòa nhà giữa nền trời trắng, bạn có thể dễ dàng thấy tác phẩm của mình có quá những đốm màu đỏ, xanh lá mạ, vàng hoặc xanh da trời ở những viền ảnh có độ tương phản cao. Nguyên nhân là gì? Là do nằm ở ống kính tập trung lấy nét nhiều bước sóng ánh sáng ở các điểm khác nhau.
Giải pháp: để giảm hiện tượng sai sắc các bạn nên sử dụng cặp thấu kính có độ khúc xạ khác nhau để nhằm làm giảm độ khúc xạ. Các loại ống kính chất lượng cao thường có các thành phần làm từ những loại kính phức hợp chuyên biệt vì vậy giá thành của nó không hề rẻ. Tuy nhiên nếu xác định theo con đường nghệ thuật lâu dài và không muốn phải sửa nhiều hay gặp rắc rối trong quá trình tác nghiệp thì bạn nên lựa chọn nó. Ví dụ như Nikon Extra-low Dispersion hoặc Canon Ultra-low Dispersion. Bạn cũng có thể sử dụng Photoshop CS6 hoặc Lightroom để chỉnh sửa ảnh thông qua định dạng RAW.
4. Mờ Ống kính
Bạn sẽ gặp phải tình trạng có một nguồn ánh sáng chói ở khung hình hoặc khi ngắm chụp sẽ thấy có một số đốm sáng rải rác. Dẫn đến bức ảnh chụp có thêm bóng mờ, độ tương phản thấp, vẻ rực rỡ vốn có của cảnh sẽ bị giảm làm ảnh hưởng tới chất lượng tác phẩm.
Giải pháp: Để có được những bức ảnh như ý muốn khi bạn gặp phải tình trạng này thì bạn hãy giữ máy khi chụp để lấy hình các đối tượng ở cảnh mà không có đốm và khớp với loa che nắng. Hoặc hãy dùng tay hoặc tấm giấy nhỏ để che ống kính, tránh những bóng mờ không muốn.
5. Hiện tượng ảnh bị méo ở rìa ảnh.
Ở trường hợp này bạn sẽ thấy phần ảnh ở giữa có vẻ phình ra theo dạng hình cầu, rìa ảnh thì bị uốn cong. Nguyên nhân chính của hiện tượng méo hình ở rìa ảnh có thể là do thiết kế dạng hình cầu của thấu kính người chụp sử dụng.
Giải pháp: Bạn hãy lùi lại một chút và tiến hành phóng to chủ thể bạn muốn chụp. Hoặc sử dụng bộ lọc Correct Camera Distortion của Photoshop để sửa một cách đơn giản.